Thứ Bảy, 16 tháng 5, 2015

Task 1

1. Muốn thực hiện một chương trình thì ta phải làm gì ?
* Xác định yêu cầu của chương trình(bài toán)
– Dữ liệu đầu vào (input)
– Dữ liệu đầu ra (out put)
* Chọn thuật toán để thực hiện yêu cầu
* Soạn thảo chương trình nguồn
* Dịch chương trình nguồn để sửa các lỗi gọi là lỗi cú pháp
* Chạy chương trình, kiểm tra kết quả. Nếu sai, sửa lại chương trình
duchj và chạy lại để kiểm tra
2. Nhập dữ liệu như thế nào?
* Để nhập dữ liệu vào từ bàn phím ta sử dụng hàm cin và toán tử nhập >> theo cú pháp
cin>>biến 1;
cin>>biến 2;

cin>>biến n;
hoặc cin>>biến 1>>biến 2…>>biến n;
vd: để nhập giá trị cho biến a và b ta viết:
cin>>a;
cin>>b;
3. Xuất dữ liệu như thế nào?
* Để xuất giá trị của một biểu thức ra màn hình ta sử dụng hàm cout
và toán tử xuất << theo cú pháp:
cout<<biểu thức 1;
cout<<biểu thức 2;

cout<<biểu thức n;
hoặc cout<<biểu thức 1<<biểu thức 2…<<biểu thức n;
4.cấu trúc IF …ELSE là gì?
*Cấu trúc IF …ELSE giúp lập trình viên chỉ làm so sánh đơn và sau đó thực thi các bước tùy theo
kết quả của phép so sánh là True (đúng) hay False (sai).
5. Cấu trúc chương trình C như thế nào?
C có một số từ khóa, chính xác là 32. Những từ khóa này kết hợp với cú pháp của C hình thành ngôn
ngữ C. Nhưng nhiều trình biên dịch cho C đã thêm vào những từ khóa dùng cho việc tổ chức bộ nhớ ở những giai đoạn tiền xử lý nhất định.
Vài quy tắc khi lập trình C như sau :
– Tất cả từ khóa là chữ thường (không in hoa)
– Ðoạn mã trong chương trình C có phân biệt chữ thường và chữ hoa. Ví dụ : do while thì khác
với DO WHILE
– Từ khóa không thể dùng cho các mục đích khác như đặt tên biến (variable name) hoặc tên hàm
(function name)
– Hàm main() luôn là hàm đầu tiên được gọi đến khi một chương trình bắt đầu chạy
6. Dấu phân cách được sử dụng như thế nào?
Dấu phân cách (Delimiters)
Sau định nghĩa hàm sẽ là dấu ngoặc xoắn mở {. Nó thông báo điểm bắt đầu của hàm. Tương tự, dấu
ngoặc xoắn đóng } sau câu lệnh cuối trong hàm chỉ ra điểm kết thúc của hàm. Dấu ngoặc xoắn mở
đánh dấu điểm bắt đầu của một khối mã lệnh, dấu ngoặc xoắn đóng đánh dấu điểm kết thúc của khối
mã lệnh đó. Trong đoạn mã mẫu có 2 câu lệnh giữa 2 dấu ngoặc xoắn.
Hơn nữa, đối với hàm, dấu ngoặc xoắn cũng dùng để phân định những đoạn mã trong trường hợp dùng
cho cấu trúc vòng lặp và lệnh điều kiện..
7.Dấu kết thúc câu lệnh (Terminator)
Dòng int i = 0; trong đoạn mã mẫu là một câu lệnh (statement). Một câu lệnh trong C thì được
kết thúc bằng dấu chấm phẩy (;). C không hiểu việc xuống dòng dùng phím Enter, khoảng trắng dùng
phím spacebar hay một khoảng cách do dùng phím tab. Có thể có nhiều hơn một câu lệnh trên cùng
một hàng nhưng mỗi câu lệnh phải được kết thúc bằng dấu chấm phẩy. Một câu lệnh không được kết
thúc bằng dấu chấm phẩy được xem như một câu lệnh sai.
8. Dòng chú thích được sử dụng như thế nào?
Những chú thích thường được viết để mô tả công việc của một lệnh đặc biệt, một hàm hay toàn bộ
chương trình. Trình biên dịch sẽ không dịch chúng. Trong C, chú thích bắt đầu bằng ký hiệu /* và kết thúc bằng */. Trường hợp chú thích có nhiều dòng, ta phải chú ý ký hiệu kết thúc (*/), nếu thiếu ký hiệu này, toàn bộ chương trình sẽ bị coi như là một chú thích. Trong đoạn mã mẫu dòng chữ "This is a sample program" là dòng chú thích. Trong trường hợp chú thích chỉ trên một dòng ta có thể dùng //.
VD:
int a = 0; // Biến ‘a’ đã được khai báo như là một kiểu số nguyên (interger)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét